Những trường hợp nào sẽ bị truy tố tội chiếm đoạt tài sản?

 

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong số tội danh phổ biến ở Việt Nam, hành vi của tội danh này là xâm phạm đến quyền sở hữu của công dân đã được quy định trong Bộ luật Hình Sự (BLHS). Nhưng đến nay vẫn có nhiều người chưa thực sự hiểu rõ hết các điều luật này cũng như chưa biết chiếm đoạt tài sản bao nhiêu sẽ bị truy tố. Hôm nay Đối Tác Google sẽ giới thiệu cho bạn một số thông tin hữu ích sau đây.

Thế nào là chiếm đoạt tài sản?

 

Chiếm đoạt tài sản là hành vi cố ý dịch chuyển một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lý của người khác vào phạm vi sở hữu của mình.

 

hieu-ro-ve-hanh-vi-chiem-doat-tai-san-se-giup-nguoi-dan-tranh-xa-nguy-co-mat-mat-ve-tai-san

Hiểu rõ về hành vi chiếm đoạt tài sản sẽ giúp người dân tránh xa nguy cơ mất mát về tài sản

 

Hành vi chiếm đoạt tài sản được xem là bắt đầu khi người chiếm đoạt thực hiện việc làm mất khả năng chiếm hữu của chủ tài sản để tạo khả năng đó cho mình. Hành vi này hoàn thành khi người chiếm đoạt đã làm chủ được tài sản chiếm đoạt.

 

Hành vi chiếm đoạt có thể được thực hiện bằng những thủ đoạn khác nhau như lén lút, lừa dối, dùng vũ lực, lợi dụng chức vụ quyền hạn... Tuỳ thuộc vào thủ đoạn chiếm đoạt mà hành vi chiếm đoạt cấu thành tội phạm khác nhau trong nhóm các tội chiếm đoạt.

Chiếm đoạt tài sản bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

 

Do chưa am hiểu nhiều về pháp luật, nhiều người đã liên tục gửi câu hỏi đến văn phòng luật sư rằng: Chiếm đoạt tài sản trị giá bao nhiêu thì sẽ bị truy tố?

Mức giá trị tài sản bị chiếm đoạt dẫn đến truy cứu trách nhiệm hình sự đối với từng tội danh được quy định cụ thể như sau: 

 

1. Chiếm đoạt tài sản trong tội trộm cắp tài sản

Tội trộm cắp theo quy định tại Khoản 1 Điều 173 BLHS thì một người có hành vi trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp tài sản bị trộm cắp có giá trị dưới 2.000.000 thì phải kèm theo một trong các điều kiện sau:

 

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm.

 

- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

 

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

 

- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

 

- Tài sản là di vật, cổ vật.

 

Ví dụ: Tại quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng, bị cáo L.T.K đã 1 lần cùng bị cáo N.T.P thực hiện hành vi trộm cắp tài sản gồm: 01 ĐTDĐ nhãn hiệu Samsung J5 prime màu tím trị giá: 1.047.000 đồng, 01 ĐTDĐ Huawei Nova 3i, màu đen trị giá: 1.745.000 đồng và số tiền 254.000 đồng của anh Trần Văn Tường với tổng giá trị tài sản đã chiếm đoạt là 3.046.000 đồng. Với tổng tài sản chiếm đoạt trị giá trên 2000.000 đồng, 2 bị cáo L.T.K và N.T.P bị kết tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 BLHS.

 

2. Chiếm đoạt tài sản trong tội cướp tài sản

Khoản 1 Điều 168 BLHS quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.” Tuy nhiên, tội phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: tội phạm có tổ chức, sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%, lợi dụng thiên tai, dịch bệnh, làm chết người.

 

Ví dụ: ngày 18/2/2021, Công an quận 5, TP.HCM vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng L.H.Q về hành vi “giết người” và “cướp tài sản”. Cụ thể, tối ngày 12/1 bị cáo đã đâm gục tài xế xe ôm công cộng Gojeck để chiếm đoạt xe máy. Với hành vi trên, bị cáo L.H.Q sẽ bị phạt 15 năm tù theo Điều 168 BLHS hoặc cao nhất là tử hình cho 2 tội danh trên.

 

3. Chiếm đoạt tài sản trong Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được Khoản 1 Điều 169 BLHS quy định: “Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” Cùng với tội chiếm đoạt tài sản, cá nhân sẽ bị truy cứu luôn cả tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản cho dù đã chiếm đoạt được tài sản hay chưa hoặc giá trị tài sản là bao nhiêu.

 

Ví dụ: Ngày 23/12/ Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Lào Cai đề nghị Viện kiểm sát truy tố T. A.P (sinh năm 2001) về hành vi bắt cóc trẻ nhằm chiếm đoạt tài sản lên đến 730 triệu đồng theo khoản 1 Điều 169 BLHS.

 

4. Chiếm đoạt tài sản trong Tội cướp giật tài sản

Khoản 1 Điều 171 BLHS quy định về tội cướp giật tài sản: “Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.” Tương tự với tội cướp tài sản, người có hành vi cướp giật tài sản của người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà không phụ thuộc vào việc có cướp giật được tài sản hay không hay tài sản bị cướp giật có giá trị bao nhiêu.

 

Ví dụ:  Từ năm 2019 đến năm 2020, tại Đà Nẵng, bị cáo N.T. K đã có hành vi truy cập vào trang mạng “Chotot.com” tìm người rao bán điện thoại di động có giá trị lớn rồi liên lạc hỏi mua, hẹn địa điểm giao dịch để tiếp cận tài sản rồi sau đó nhanh chóng chiếm đoạt điện thoại di động của người bán một cách công khai rồi tẩu thoát. Y đã thực hiện tổng cộng 5 vụ với tổng tài sản lên 128.590.000 đồng. Viện kiểm sát đã áp dụng Điều 171 BLHS tuyên án bị cáo 6 năm tù về tội danh “cướp giật tài sản” và “sử dụng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản”

 

5. Chiếm đoạt tài sản trong Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Khoản 1 Điều 172 BLHS quy định cá nhân có hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

 

Ví dụ: Ngày 18/6/2020 Tòa án nhân dân huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang xét xử bị cáo B.T.C về tội lợi dụng sơ hở, công nhiên chiếm đoạt tài sản là chiếc xe máy của anh P.V.K, tài sản trị giá hơn 30 triệu đồng. Vì tài sản trên 2000.000 đồng theo điều 172 BLHS nên B.T.C bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội danh chiến đoạn tài sản.

 

6. Chiếm đoạt tài sản trong Tội cưỡng đoạt tài sản

 Cá nhân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt khi có hành vi cấu thành nên tội phạm mà không căn cứ vào việc đã chiếm đoạt được tài sản hay chưa hoặc giá trị tài sản là bao nhiêu theo quy định tại Khoản 1 Điều 170 BLHS: “Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.” 

 

Ví dụ: Năm 2012, bị cáo V.H.H (sinh năm 1970) cùng 39 đồng phạm về các tội danh“Cưỡng đoạt tài sản” với hành vi  thực hiện các vụ đòi nợ thuê, sửa lại các tích kê ghi số đề trật thành trúng rồi dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để chiếm đoạt tiền. Tổng tài sản bao gồm 32.000.000 đồng và 3,5 lượng vàng 24K. Tòa án nhân dân tuyên án bị cáo V.H.H 17 năm tù và các đồng bọn cao nhất 9 năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản và cả hành vi dùng vũ lực uy hiếp tinh thần và đe dọa tính mạng của người bị hại.

 

7. Chiếm đoạt tài sản trong Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 

Một người bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 174 BLHS.

 

Ví dụ: Tháng 12/2020  Công an TP.HCM đề nghị VKSND truy tố N.T.L, Chủ tịch HĐQT Công ty CP địa ốc Alibaba và 22 đồng phạm với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hàng vi huy động vốn theo hình thức đa cấp và sử dụng các dự án ma làm mồi nhử khiến khách hàng sập bẫy. Tổng số tiền lừa đảo lên đến 2.300 tỷ đồng. Với số tiền trên bị cáo sẽ bị truy tố về tội lợi dụng tín nhiệm, chức vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

 

8. Chiếm đoạt tài sản trong Tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản

Khoản 1 Điều 175 BLHS quy định cá nhân chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thông qua một trong các hành vi sau thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

 

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.

 

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

 

Ví dụ: Ngày 12/6/2020 TAND tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt bị cáo T.N.L (SN 1993) mức án 15 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” nhằm chiếm đoạt tài sản với với tổng số tiền là 1.610.000.000 đồng

 

nguoi-co-hanh-vi-trom-cap-tai-san-tu-2000000-dong-tro-len-se-bi-truy-to-trach-nhiem-hinh-su

Người có hành vi trộm cắp tài sản từ 2.000.000 đồng trở sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự

Dân hỏi- Luật sư đáp về tội chiếm đoạt tài sản

 

Trường hợp 1:

Dân hỏi: Thưa luật sư, tôi vì tin tưởng làm ăn lâu năm nên đã đưa sổ đỏ cho một người bạn bán nhà để trả nợ cho tôi, nhưng khi bán nhà xong người đó không trả nợ lại còn trốn đi mất. Nhưng bây giờ tôi chỉ biết địa chỉ thông tin trên giấy CMND, thông tin đó là nơi cư trú của ba mẹ người bạn, vậy hành vi của người đó có phải là chiếm đoạt tài sản hay không? tôi khởi kiện ra tòa như thế nào?

 

Luật sư đáp: Với những tình tiết mà bạn đã nêu có thể thấy đây là dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự. Như vậy, bạn có thể gửi đơn đến cơ quan cảnh sát điều tra Công an cấp quận, huyện nơi mà người đó cư trú. Trường hợp bạn cũng không biết nơi mà người đó đang sinh sống thì bạn có thể gửi đơn đến cơ quan cảnh sát điều tra cấp quận, huyện nơi mà người đó cư trú lần cuối cùng theo như bạn được biết.

 

Tuy nhiên, nếu trường hợp người bạn đó quay về và hoàn trả lại số tiền đã chiếm đoạt của bạn và giữa bạn và người đó đã thỏa thuận, hòa giải thì người đó sẽ không còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


 

Trường hợp 2: 

Dân hỏi: Thưa luật sư, em có nhận được tin nhắn trúng thưởng qua Facebook với giải thưởng là 1 xe SH125i trị giá 81 triệu đồng và 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng. Tin nhắn đó yêu cầu em truy cập và trang để tạo hồ sơ và nạp 2 triệu tiền thẻ cào điện thoại để chứng thực hồ sơ, sau đó em được một người tên Đ yêu cầu em đóng 5 triệu tiền thẻ cào để làm thủ tục nhận giải. Em đã chuyển tiền và hoàn thành thèo các hướng dẫn nhận giải như em gọi điện lại cho anh ta nhưng không được. Xin luật sư tư vấn giúp em, bây giờ em phải làm như thế nào ?

 

Luật sư đáp:

Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

 

Trong trường hợp này, Đ đã dùng thủ đoạn gian dối lợi dụng lòng tin của bạn để chiếm đoạt số tiền 22 triệu đồng. Như vậy, Đ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

 

Do bạn chỉ nắm được thông tin của người này qua điện thoại, do đó bạn có thể làm đơn tố cáo ra cơ quan công an để được giải quyết kèm theo bằng chứng theo quy định của Luật Tố cáo để chứng minh việc tố cáo của bạn là hợp pháp.

 

Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về tố giác và tin báo về tội phạm:

Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản theo quy định của Luật tố cáo số 03/2011/QH13.

 

Qua những thông tin và ví vụ về những vụ án trong thực tế đã phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về tội chiếm đoạt tài sản. Hãy thường xuyên truy cập website của doitacgoog.com để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.

© Copyright © 2010 SaigonWeb Corp™, All Rights Reservered | Tổng truy cập: 97.691.754 | Đang online: 47